Trở lại danh sách tin tức
BP vận động hành lang cho khí ga ở EU cho thấy bất đồng về con đường tiến tới cân bằng các-bon
Nguồn
Reuters 17/5 đưa tin việc đại gia dầu lửa BP vận động EU ủng hộ khí tự nhiên cho thấy các quan điểm bất đồng giữa các nhà đầu tư và phản ánh một cuộc tranh cãi rộng lớn hơn ở châu Âu về vai trò của nhiên liệu khí hóa thạch trong giai đoạn chuyển đổi sang thế giới các-bon thấp. Hướng tới mục tiêu cân bằng khí thải nhà kính vào năm 2050, Ủy ban châu Âu đã có kế hoạch loại bỏ các nhà máy điện chạy bằng khí ga ra khỏi danh sách đầu tư mới được tiếp thị là bền vững, nhưng đã trì hoãn việc đưa ra quyết định sang tháng tới sau khi nhận được khiếu nại của một số nước và một số công ty.
Một giàn khoan ngoài khơi của BP. Ảnh: Tư liệu
Công ty dầu khí BP là một trong số những công ty vận động hành lang chống lại kế hoạch của Ủy ban châu Âu. Tháng 12/2020, khi Ủy ban châu Âu tham khảo ý kiến công chúng về vấn đề này, BP cho rằng các quy định mới có thể đe dọa việc cung cấp tài chính cho các dự án khí ga và cản trở việc chuyển đổi từ than sang khí ga. BP kêu gọi tăng giới hạn khí thải mà một nhà máy điện khí cần phải đáp ứng để được phép dán nhãn “xanh” mà không phải áp dụng công nghệ thu và lưu giữ các-bon (CCS). Khí tự nhiên phát xạ carbon dioxide bằng một nửa than khi đốt cháy tại nhà máy điện. Ngoài ra, các nhà máy điện khí cũng đi cùng với việc phát xạ khí metan.
Khi được hỏi về việc vận động hành lang này, BP cho biết ủng hộ mạnh mẽ các mục tiêu khí hậu của EU, và cho rằng khí tự nhiên tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi từ than. BP cam kết đưa khí thải từ các thùng dầu BP sản xuất tiến tới cân bằng carbon vào năm 2050, cam kết gắn vận động hành lang với việc ủng hộ các chính sách cân bằng carbon. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đã có những phản ứng trái ngược nhau khi được hỏi liệu việc BP đứng đầu về sản xuất khí ga có xung đột với cam kết ủng hộ thỏa thuận Paris.
Sự chuyển đổi công bằng
Ủy ban châu Âu đầu tiên đưa ra mức khí thải carbon dioxide 100g/kWh đối với các nhà máy điện khí để được dán nhãn xanh. Theo BP, đây là mức khó mà đạt được ngay cả khi áp dụng công nghệ CCS. Trong kiến nghị gửi Ủy ban châu Âu tháng 12/2020, BP thúc giục EU đưa ra mức giới hạn cao hơn để khuyến khích các nhà cung cấp điện chuyển đổi nhiều nhà máy điện than sang nhà máy điện khí. BP cho rằng “Khí tự nhiên cần có một ngưỡng quy định trên mức 100g CO2e/kWh hiện nay, để phản ánh vai trò của khí tự nhiên trong việc tạo thuận lợi cho một sự chuyển đổi công bằng và giá cả hợp lý, bằng cách chuyển đổi từ than sang khí trong phát điện và sưởi ấm, cung cấp điện năng bổ sung cho năng lượng tái tạo và là một lựa chọn nhiên liệu khác trong giao thông”.
Nhà máy lọc dầu của BP tại Castellon, Tây Ban Nha. Ảnh: Tư liệu
Công ty dầu khí BP là một trong số những công ty vận động hành lang chống lại kế hoạch của Ủy ban châu Âu. Tháng 12/2020, khi Ủy ban châu Âu tham khảo ý kiến công chúng về vấn đề này, BP cho rằng các quy định mới có thể đe dọa việc cung cấp tài chính cho các dự án khí ga và cản trở việc chuyển đổi từ than sang khí ga. BP kêu gọi tăng giới hạn khí thải mà một nhà máy điện khí cần phải đáp ứng để được phép dán nhãn “xanh” mà không phải áp dụng công nghệ thu và lưu giữ các-bon (CCS). Khí tự nhiên phát xạ carbon dioxide bằng một nửa than khi đốt cháy tại nhà máy điện. Ngoài ra, các nhà máy điện khí cũng đi cùng với việc phát xạ khí metan.Khi được hỏi về việc vận động hành lang này, BP cho biết ủng hộ mạnh mẽ các mục tiêu khí hậu của EU, và cho rằng khí tự nhiên tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi từ than. BP cam kết đưa khí thải từ các thùng dầu BP sản xuất tiến tới cân bằng carbon vào năm 2050, cam kết gắn vận động hành lang với việc ủng hộ các chính sách cân bằng carbon. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đã có những phản ứng trái ngược nhau khi được hỏi liệu việc BP đứng đầu về sản xuất khí ga có xung đột với cam kết ủng hộ thỏa thuận Paris.Sự chuyển đổi công bằngỦy ban châu Âu đầu tiên đưa ra mức khí thải carbon dioxide 100g/kWh đối với các nhà máy điện khí để được dán nhãn xanh. Theo BP, đây là mức khó mà đạt được ngay cả khi áp dụng công nghệ CCS. Trong kiến nghị gửi Ủy ban châu Âu tháng 12/2020, BP thúc giục EU đưa ra mức giới hạn cao hơn để khuyến khích các nhà cung cấp điện chuyển đổi nhiều nhà máy điện than sang nhà máy điện khí. BP cho rằng “Khí tự nhiên cần có một ngưỡng quy định trên mức 100g CO2e/kWh hiện nay, để phản ánh vai trò của khí tự nhiên trong việc tạo thuận lợi cho một sự chuyển đổi công bằng và giá cả hợp lý, bằng cách chuyển đổi từ than sang khí trong phát điện và sưởi ấm, cung cấp điện năng bổ sung cho năng lượng tái tạo và là một lựa chọn nhiên liệu khác trong giao thông”.
BP không phải là công ty duy nhất ủng hộ khí ga. 9 nước EU, trong đó có Ba Lan, Hungary, Séc đã vận động hành lang Ủy ban châu Âu để dán nhãn các nhà máy điện khí là bền vững. Công ty dầu khí Eni của châu Âu chỉ trích ngưỡng 100g CO2/kWh là quá thấp; nhóm các công ty Total và Repsol đã ký vào thư ngỏ của một số công ty năng lượng ủng hộ khí ga như một phương cách để thay thế than trong nguồn năng lượng hỗn hợp.EU có mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính 55% so với mức năm 1990 vào năm 2030 và xóa bỏ hoàn toàn vào năm 2050. Vai trò của khí ga phụ thuộc vào các nhân tố như số lượng khí thải có thể thu và lưu giữ trong tương lai, xử lý vấn đề rò rỉ khí metan từ cơ sở khí ga. Nếu không áp dụng công nghệ CCS thì khí ga không phải là một phần của các đầu tư bền vững quan trọng.Sandrin Dixson Declève, Chủ tịch công ty tư vấn Câu lạc bộ Roma và một trong các chuyên gia cố vấn cho chính sách thuế tài chính bền vững của EU, cho rằng không ai bác bỏ việc khí ga có thể giúp chuyển đổi nhưng điều đó không có nghĩa là nó phù hợp với thỏa thuận Paris.