Trở lại danh sách tin tức
Các cường quốc Vùng Vịnh “bán lúa non” để đối phó khủng hoảng

Nguồn

Oman đang tìm cách huy động thêm nguồn tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách lên đến 20% GDP trong điều kiện giá dầu giảm, sản lượng bị hạn chế bởi thỏa thuận OPEC+, nhưng không tăng tỷ lệ nợ công (vốn đã lên mức gần 90% GDP đến cuối năm 2020 từ 5% vào năm 2014).

Ảnh minh họa

Oman đang chuyển nhượng 60% cổ phần sở hữu tại Lô 6 (đang khai thác 650.000 bpd trên tổng sản lượng 720.000 bpd) từ công ty quốc doanh Oman Petroleum Development sang một công ty mới, để sau đó công ty này sẽ phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế. Khối lượng dự kiến khoảng 3 tỷ USD trong nửa đầu năm 2021. Lô 6 chiếm 75% trữ lượng dầu thô Oman. Ngoài 60% cổ phần do chính phủ nắm giữ, 40% còn lại thuộc về Shell 34%, Total 4% và Partex Oil & Gas 2%.

Không chỉ riêng Oman, nhiều quốc gia Vùng Vịnh cũng đã áp dụng các cách thức mới để huy động tiền mặt trong khủng hoảng, bao gồm Kurdistan – bán dầu trong lòng đất nhận tiền ứng trước, UAE – bán quyền cho thuê đường ống dẫn dầu khí và các tài sản khác. Nhưng đến nay, chưa quốc gia nào sử dụng mỏ dầu khí làm tài sản đảm bảo, tương tự công cụ cho vay dựa trên trữ lượng đối với các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ. Để khắc phục thâm hụt ngân sách, tháng trước Oman đã phát hành 2 tỷ USD trái phiếu chính phủ, lên kế hoạch áp dụng thuế thu nhập cá nhân vào năm 2022 và cắt giảm trợ cấp điện nước vào năm 2025.

Bài viết này có hữu ích với bạn?
Chia sẻ ngay bây giờ

Bài viết nổi bật

Không thể sao chép