Trở lại danh sách tin tức
Phán quyết Tòa án Hà Lan với Shell sẽ giúp OPEC và Nga tăng quyền lực dầu khí

Nguồn

Reuters ngày 1/6/2021 có bài phân tích cho rằng thất bại của 3 đại gia dầu khí Exxon, Chevron và Shell tại phòng họp Hội đồng quản trị và Tòa án Hà Lan tuần qua cho thấy cả 3 đều chịu áp lực phải thúc đẩy nhanh hơn việc cắt giảm khí thải.

Giàn khoan nước sâu ngoài khơi của Shell tại Vịnh Mexico, Mỹ. Ảnh: Stuart Conway/Shell

Đây lại là tin tức tốt lành cho các công ty dầu khí quốc gia như Aramco của Ả-rập Xê-út, Công ty Dầu khí quốc gia Abu Dhabi của UAE, Gazprom và Rosneft của Nga. Điều đó cũng có nghĩa là sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn cho Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Amrita Sen, chuyên gia tư vấn của công ty tư vấn năng lượng Energy Aspects, cho rằng nhu cầu dầu khí còn xa mới đạt đỉnh và nguồn cung vẫn còn cần thiết, nhưng các công ty dầu khí quốc tế (phương Tây) sẽ không được phép đầu tư trong môi trường hiện nay, có nghĩa là các công ty dầu khí quốc gia khác sẽ có cơ hội nhảy vào.

Các nhà hoạt động khí hậu đã dành được thắng lợi quan trọng với phán quyết của Tòa án Hà Lan yêu cầu Shell cắt giảm đáng kể khí thải, cũng có nghĩa là cắt giảm sản lượng dầu khí. Shell sẽ kháng cáo phán quyết này. Tuy nhiên, hai công ty dầu khí lớn của Mỹ là Exxon và Chevron đã thua trong trận đấu với các cổ đông cho rằng công ty đã trì hoãn các biện pháp chống biến đổi khí hậu. Trong 50 năm qua, các công ty dầu khí lớn của phương Tây, trong đó có Shell, đã mở rộng mạnh mẽ hoạt động của mình khi phương Tây tìm cách giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Trung Đông dễ biến động và từ Nga. Cũng chính các công ty dầu khí phương Tây, như BP và Total, đề ra các kế hoạch cắt giảm đáng kể khí thải vào năm 2050. Tuy nhiên, các công ty dầu khí phương Tây đang chịu áp lực ngày càng tăng từ các nhà đầu tư, yêu cầu phải hành động nhiều hơn nữa để đáp ứng các mục tiêu khí hậu được Liên Hợp Quốc ủng hộ để hạn chế trái đất nóng lên.

Công ty dầu khí quốc gia như Aramco, niêm yết trên thị trường nhưng đa số sở hữu là của nhà nước Ả-rập Xê-út, không phải chịu áp lực tương tự về cắt giảm khí thải, mặc dù Ả-rập Xê-út có mục tiêu gia tăng sử dụng năng lượng tái tạo. Gazprom kỳ vọng nhu cầu khí tự nhiên gia tăng trong những thập kỷ tới và như vậy Gazprom sẽ đóng vai trò lớn hơn trong tiêu thụ năng lượng so với các nguồn năng lượng tái tạo và hydrogen. Các công ty dầu khí lớn của phương Tây kiểm soát 15% sản lượng toàn cầu, trong khi OPEC và Nga có cổ phần khoảng 40%. Cổ phần này được duy trì tương đối ổn định trong những thập kỷ qua khi nhu cầu gia tăng được đáp ứng nhờ các công ty tư nhân dầu đá phiến nhỏ hơn của Mỹ, hiện nay cũng đang phải đối mặt với áp lực tương tự về các vấn đề khí hậu.

Lợi tức đạt cao điểm

Kể từ năm 1990, việc tiêu thụ dầu khí toàn cầu đã tăng lên 100 triệu thùng dầu 1 ngày, từ mức 65 triệu thùng 1 ngày, trong đó gia tăng tiêu thụ từ châu Á chiếm phần to lớn. Các nước như Trung Quốc, Ấn Độ không đưa ra các cam kết giảm tiêu thụ dầu, nếu tính mức độ tiêu thụ theo đầu người thì chỉ là phần nhỏ so với mức tiêu thụ của các nước phương Tây. Trung Quốc sẽ dựa nhiều vào khí gas để cắt giảm việc tiêu thụ than rất lớn của mình. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã đưa ra một báo cáo gây tranh cãi về việc cần phải từ bỏ mọi dự án phát triển dầu và khí mới trên thế giới nhưng lại không đưa ra công thức rõ ràng về việc làm thế nào để cắt giảm nhu cầu.

Tuy chịu áp lực từ các nhà hoạt động môi trường, nhà đầu tư và các ngân hàng yêu cầu cắt giảm khí thải, các công ty dầu khí lớn của phương Tây còn có nhiệm vụ duy trì lợi tức cao trong bối cảnh nợ lớn. Lợi tức từ các công ty dầu khí đóng góp đáng kể cho các quỹ hưu trí. Nick Stansbury, chuyên gia của Legal&General, cho rằng “Điều quan trọng thiết yếu là các công ty dầu khí toàn cầu cần phải gắn sản xuất của mình với các mục tiêu của thỏa thuận Paris. Tuy nhiên, việc đó cần được thực hiện phù hợp với chính sách, các thay đổi từ phía nhu cầu, và việc tái xây dựng hệ thống năng lượng thế giới”; “Việc bắt buộc một công ty thực hiện mục tiêu cắt giảm khí thải từ quyết định của Tòa án, nếu như có hiệu quả, sẽ chỉ dẫn đến giá cả cao hơn và làm tan biến lợi nhuận”. Legal&General là công ty quản lý quỹ lớn nhất thế giới, với 1,3 nghìn tỷ bảng Anh (1,8 nghìn tỷ USD) tài sản của các quỹ tiết kiệm, quỹ hưu trí và các tổ chức tài chính, và nắm giữ tài sản của đa số các công ty dầu khí lớn.

Phán quyết Tòa án Hà Lan với Shell sẽ giúp OPEC và Nga tăng quyền lực dầu khí (ảnh: Aramco/Tư liệu)

Công ty tư vấn rủi ro Verisk Maplecroft cho biết các vụ kiện liên quan đến các vấn đề khí hậu được đưa ra tại 52 nước trong 2 thập kỷ qua, với 90% diễn ra ở Mỹ và EU. Giám đốc điều hành Aramco cho rằng: “Ở phương Tây, đầu tư năng lượng sẽ đạt đỉnh cao lo ngại về các quy định và các vụ kiện tụng. Khi đó, chúng ta sẽ thấy đỉnh cao của lợi tức”. Aramco đã trả mức lợi tức cao nhất hàng năm là 75 tỷ USD. Trong 5 năm qua, IEA đã dự đoán thiếu hụt lớn về dầu mỏ và giá dầu sẽ đạt đỉnh cao do thiếu hụt đầu tư sau giai đoạn sụp đổ giá dầu 2014-2017. Việc giá dầu khôi phục đi cùng với việc suy giảm sức mạnh của các công ty dầu khí lớn, điều đó cũng có nghĩa là một phần lớn sự giàu có từ phương Tây sẽ chuyển sang các nước như Ả-rập Xê-út và Nga, cho đến khi nhu cầu bắt đầu suy giảm không chỉ ở châu Âu mà cả ở châu Á. Một lãnh đạo công ty dầu khí Trung Đông cho rằng họ sẽ sản xuất cùng một loại dầu và khí gas, chỉ là với tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG) thấp hơn.

Bài viết này có hữu ích với bạn?
Chia sẻ ngay bây giờ

Bài viết nổi bật

Không thể sao chép