Trở lại danh sách tin tức

Máy bay chạy bằng xăng hay dầu? Giải đáp các câu hỏi thú vị về nhiên liệu máy bay

Máy bay là phương tiện giao thông đặc biệt, yêu cầu nhiên liệu không chỉ đáp ứng hiệu suất cao mà còn phải đảm bảo an toàn tuyệt đối trong mọi điều kiện. Vậy, máy bay chạy bằng xăng hay dầu? Hãy cùng NSRP tìm hiểu câu trả lời cùng những thông tin thú vị khác về nhiên liệu máy bay trong bài viết dưới đây.

1. Máy bay chạy bằng xăng hay dầu?

Câu hỏi “máy bay chạy bằng xăng hay dầu?” thường khiến nhiều người tò mò. Thực tế, máy bay chạy bằng nhiên liệu phản lực (Jet Fuel) và xăng máy bay (Avgas). Tuỳ thuộc vào loại máy bay mà sẽ sử dụng nhiên liệu phù hợp. Cụ thể:

Lựa chọn nhiên liệu phụ thuộc vào thiết kế động cơ và mục đích sử dụng của máy bay. Trong đó, nhiên liệu phản lực là loại nhiên liệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Máy bay chạy bằng xăng hay dầu?

Máy bay chạy bằng xăng hay dầu?

2. Các loại nhiên liệu máy bay sử dụng

2.1 Jet Fuel (nhiên liệu phản lực)

Nhiên liệu phản lực là một loại nhiên liệu tinh chế từ kerosene, có màu trong suốt hoặc màu vàng rơm, chủ yếu được sử dụng để vận hành động cơ turbine, như động cơ tuốc bin cánh quạt (turboprop) và động cơ phản lực.

Các loại nhiên liệu phản lực phổ biến bao gồm:

Dầu phản lực có ưu điểm là nhiệt trị cao, khả năng lưu trữ tốt và ít bị đông đặc, đảm bảo hiệu suất ổn định ở độ cao lớn.

2.2 Xăng máy bay (Avgas)

Avgas (Aviation Gasoline) là loại nhiên liệu được thiết kế cho động cơ piston trên các máy bay nhỏ. Khác với xăng ô tô, Avgas có chỉ số octan cao hơn, giúp động cơ đạt hiệu suất tối ưu.

Một loại phổ biến là Avgas 100LL, trong đó “LL” (Low Lead) chỉ hàm lượng chì thấp hơn so với các loại xăng trước đây. Loại nhiên liệu này giúp tăng cường hiệu suất và giảm mài mòn động cơ.

Máy bay chạy bằng xăng hay dầu

Xăng máy bay (Avgas) thường được dùng cho các máy bay cỡ nhỏ

3. Đặc tính của nhiên liệu máy bay

Nhiên liệu máy bay, đặc biệt là nhiên liệu phản lực (Jet fuel), có một số đặc tính quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất và độ an toàn trong suốt quá trình bay. Dưới đây là các đặc tính chính của nhiên liệu máy bay:

1. Lưu tính

Lưu tính của nhiên liệu phản lực là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn khi bay ở độ cao lớn với nhiệt độ rất thấp (-50°C đến -60°C). Nhiên liệu phải duy trì được độ nhớt thấp và dễ chảy ở nhiệt độ thấp, không chứa nhiều parafin nặng và ít nước để tránh kết tinh, tắc nghẽn bộ lọc. Các chỉ tiêu bao gồm:

2. Điểm khói

Điểm khói của nhiên liệu phản lực phải thấp để tránh muội than tích tụ trong động cơ, làm giảm hiệu suất và gây mài mòn. Nhiên liệu có ít aromatic và giàu parafin sẽ có điểm khói thấp hơn. Điểm khói tối thiểu của nhiên liệu phản lực là khoảng 25mm.

3. Độ bền ôxy hóa

Độ bền ôxy hóa của nhiên liệu rất quan trọng vì nhiên liệu phải có khả năng chống lại quá trình oxy hóa ở nhiệt độ cao, đặc biệt là khi nhiệt độ bình nhiên liệu có thể lên tới 350°C trong máy bay siêu âm. Các chất phụ gia chống ôxy hóa thường được sử dụng để cải thiện độ bền này.

4. Nhiệt cháy

Nhiệt cháy thể tích là một đặc tính quan trọng để xác định tầm bay của máy bay. Nhiên liệu với nhiệt cháy thể tích cao sẽ giúp máy bay bay xa hơn, trong khi nhiên liệu với nhiệt cháy khối lượng cao được chú trọng đối với máy bay phản lực không siêu âm.

5. Khả năng bay hơi

Khả năng bay hơi của nhiên liệu phải đủ để đảm bảo khả năng khởi động và vận hành động cơ hiệu quả trong mọi điều kiện bay. Vùng nhiệt độ sôi của nhiên liệu phản lực thường rộng từ 60-300°C, nhưng mỗi loại động cơ có yêu cầu khác nhau về khả năng bay hơi.

4. Một số câu hỏi thú vị về nhiên liệu máy bay

4.1 Vận hành máy bay tốn bao nhiêu lít nhiên liệu?

Một chiếc Airbus A320 tiêu thụ khoảng 1.944 lít nhiên liệu mỗi giờ. Trong khi đó, Boeing 747-400F tiêu tốn khoảng 8.184 lít trong cùng khoảng thời gian. Boeing 787-8 chỉ sử dụng khoảng hơn 3.900 lít, còn Boeing 787-9 tiêu thụ khoảng 4.480 lít mỗi giờ. Airbus A350 tiêu tốn khoảng 4.640 lít trong một giờ bay.

Tuy nhiên, đây chỉ là những con số tham khảo. Mức tiêu thụ nhiên liệu thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công suất động cơ, tuổi đời và loại động cơ của máy bay, thời gian chạy đà, trọng lượng hàng hóa, điều kiện thời tiết và hướng chuyển động của dòng khí.

4.2 Chi phí đổ đầy một chiếc máy bay tốn bao nhiêu?

Chi phí nhiên liệu thay đổi tùy thuộc vào loại máy bay và giá nhiên liệu. Ví dụ, để đổ đầy một chiếc Boeing 787, chi phí có thể lên đến khoảng 4,8 tỷ đồng, phụ thuộc vào giá nhiên liệu tại thời điểm đó.

4.3 Một máy bay có thể mang theo bao nhiêu lít nhiên liệu?

Số lít nhiên liệu mà một máy bay mang theo sẽ thay đổi và khác nhau tuỳ theo dòng máy bay. Tuy nhiên, một số ví dụ như:

So sánh với bình nhiên liệu của ô tô chỉ có dung tích khoảng 45-65 lít, nên những con số này thật sự rất ấn tượng.

4.4 Nhiên liệu máy bay có màu gì?

4.4 Chỉ số octan trong nhiên liệu máy bay là gì?

Chỉ số octan biểu thị khả năng chống kích nổ của nhiên liệu. Với xăng máy bay (Avgas), chỉ số octan thường rất cao, giúp động cơ vận hành ổn định và bền bỉ hơn ở điều kiện khắc nghiệt.

Nhiên liệu là yếu tố quan trọng quyết định hiệu suất và an toàn của máy bay. Dầu phản lực và xăng máy bay đều được thiết kế đặc biệt để đáp ứng những yêu cầu khắt khe của ngành hàng không. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Máy bay chạy bằng xăng hay dầu?” và biết thêm những thông tin thú vị về nguyên liệu giúp các “chú chim sắt” khổng lồ này chinh phục bầu trời nhé.

Chia sẻ bài viết

Bài viết nổi bật

Không thể sao chép