Người đứng đầu ngành công nghiệp dầu mỏ nước này cho biết hôm thứ Hai rằng ngành hóa dầu của Nhật Bản sẽ cần được củng cố để đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các tổ hợp hóa dầu mới ở Trung Quốc và Trung Đông.
Shunichi Kito, Chủ tịch Hiệp hội Dầu khí Nhật Bản (PAJ), cho biết trong cuộc họp báo: “Chúng tôi dự đoán bối cảnh vận hành thiết bị hóa dầu ở Nhật Bản sẽ gặp nhiều thách thức trong năm tới, do sắp đưa vào vận hành một số tổ hợp mới”.
Ông Kito, đồng thời là chủ tịch của nhà máy lọc dầu Idemitsu Kosan, cho biết đối với các công ty hóa dầu Nhật Bản đang phải vật lộn với khó khăn về doanh thu, việc xuất khẩu olefin như ethylene dự kiến sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Ông nói: “Tôi tin rằng việc hợp nhất trong ngành hóa dầu hoặc những nỗ lực nâng cao hiệu quả và hợp lý hóa hoạt động sản xuất chắc chắn sẽ trở nên cấp thiết”.
Trung Quốc đang tăng cường công suất hóa dầu bất chấp tình trạng dư thừa toàn cầu, khi các nhà máy lọc dầu của nước này đa dạng hóa nhiên liệu vận tải, có khả năng làm giảm lợi nhuận trên toàn thế giới cho đến năm 2024 do tăng trưởng kinh tế yếu làm giảm nhu cầu tiêu thụ.
Theo số liệu chính thức trong năm tài khóa của Nhật Bản (từ ngày 1/4/2022 – 31/3/2023), 30,8% tổng điện năng của Nhật Bản được sinh ra từ các nhà máy nhiệt điện than. Xứ sở hoa anh đào này thậm chí còn phụ thuộc nhiều hơn vào các nhà máy điện khí đốt (chiếm 33,7% tổng hỗn hợp năng trong giai đoạn 2022-2023), trong khi điện hạt nhân chỉ chiếm 5,6% do bị ảnh hưởng từ thảm họa Fukushima năm 2011.
Quá trình phát triển năng lượng tái tạo của Nhật Bản chủ yếu nhờ vào năng lượng mặt trời, chiếm 21,7% tổng sản lượng điện trong giai đoạn 2022-2023. Đến giai đoạn 2030-2031, Nhật Bản muốn giảm tỷ trọng điện than và khí đốt tự nhiên xuống lần lượt là 19% và 20% trong cơ cấu năng lượng, đồng thời tăng tỷ lệ điện hạt nhân lên 20-22% và năng lượng tái tạo lên 36-38%. Do đó, Nhật Bản quyết liệt phản đối việc từ bỏ điện than đến năm 2030.
Không thể sao chép