Trở lại danh sách tin tức

Qatar khởi động dự án LNG lớn nhất thế giới

Nguồn

Từ tháng 6/2022 đến tháng 7/2022, công ty năng lượng Qatar Energy đã công bố những đối tác nước ngoài tham gia vào dự án mở rộng North Dome. Giai đoạn 1 của dự án, với mục tiêu phát triển khu vực phía Đông của mỏ khí đốt, sẽ chào đón 5 gã khổng lồ năng lượng toàn cầu: TotalEnergies (Pháp), ExxonMobil (Mỹ), Eni (Ý), ConocoPhillips (Mỹ) và Shell (Anh) vào dự án North Field East (NFE). Qatar sẽ sản xuất được 110 triệu tấn LNG vào năm 2027.

Qatar khởi động dự án LNG lớn nhất thế giới

Qatar và Iran đồng sở hữu mỏ khí đốt ngoài khơi

Mỏ khí đốt ngoài khơi lớn nhất thế giới có tên North Field (hay còn gọi là North Dome) nằm trong Vịnh Ba Tư – một vùng biển nông giữa Qatar và Iran. Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1971, với diện tích bao hàm biên giới biển hai nước, Qatar và Iran đồng sở hữu mỏ khí này. Diện tích tổng cộng đạt hơn 9.700 km2.

Phần mỏ khí thuộc Qatar được đặt tên là North Dome, hay còn gọi là North Field, và có diện tích hơn 6.000 km2. Chính phủ Qatar bắt đầu khai thác tiềm năng của mỏ vào năm 1996. Còn phần mỏ của Iran mang tên South Pars, được phát hiện vào năm 1990, với diện tích 3.700 km2.

Qatar và Iran sở hữu lần lượt 14% và 15% trữ lượng khí đốt của thế giới. Như vậy, hai nước này có trữ lượng lớn nhất chỉ sau Nga (25%). Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Qatar là nhà xuất khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) hàng đầu từ năm 2006. Như vậy, North Field cung cấp phần lớn sản lượng khí đốt quốc gia, chiếm 60% doanh thu xuất khẩu trong năm 2017.

Năm 2005, Qatar đã ra lệnh cấm khai thác mỏ khí đốt, để hai nước có thời gian nghiên cứu tác động đối với vỉa chứa trong trường hợp sản lượng tăng đột biến. Lệnh cấm kéo dài 12 năm và được gỡ bỏ vào tháng 4/2017. Vào thời điểm đó, Úc, Mỹ và Nga đang tăng cường sản xuất LNG. Do vậy, Qatar cũng muốn phục hồi hoạt động sản xuất để duy trì lợi thế cạnh tranh.

Kế hoạch mở rộng có 2 giai đoạn: Dự án tên North Field East (NFE) nhằm phát triển phần phía Đông của mỏ khí, và dự án North Field South (NFS) để phát triển phần phía Nam. Qatar Energy đã chính thức khởi động dự án mở rộng NFE từ năm 2018. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã dời thời điểm bắt đầu kế hoạch sang năm 2022.

Theo Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad Sherida Al-Kaabi, NFE sẽ giúp Qatar tăng xuất khẩu khí đốt từ 77 triệu tấn/năm lên 110 triệu tấn/năm. Cụ thể hơn, Qatar sẽ cho xây dựng 4 dây chuyền sản xuất LNG, mỗi dây chuyền có mức đầu tư từ 7 đến 8 tỷ USD. Cứ mỗi 6 tháng, một dây chuyền sẽ đi vào vận hành. Như vậy, giai đoạn đầu tiên của dự án mở rộng mỏ khí đốt này sẽ tiêu tốn 28,75 tỷ USD.

Năm đối tác phương Tây tham gia NFE

Việc mở rộng North Dome sẽ là kết quả hợp tác giữa nhiều công ty. Sau hơn 2 tháng kêu gọi đấu thầu, Qatar Energy đã chọn ra năm tập đoàn năng lượng làm đối tác. Các công ty nước ngoài này sẽ tham gia vào dự án bằng hình thức liên doanh.

Có điểm đáng chú ý là tất cả các công ty được chọn làm đối tác đều là của châu Âu hoặc Mỹ. Không có đối tác châu Á nào có tên trong dự án. Tuy vậy, Qatar vẫn duy trì quan hệ tốt với các đối tác phía Đông, đặc biệt là các công ty Trung Quốc và Hàn Quốc.

Từ tháng 6/2022 đến tháng 7/2022, công ty năng lượng Qatar Energy đã công bố những đối tác nước ngoài tham gia vào dự án mở rộng North Dome. Giai đoạn 1 của dự án, với mục tiêu phát triển khu vực phía Đông của mỏ khí đốt, sẽ chào đón 5 gã khổng lồ năng lượng toàn cầu: TotalEnergies (Pháp), ExxonMobil (Mỹ), Eni (Ý), ConocoPhillips (Mỹ) và Shell (Anh) vào dự án North Field East (NFE). Qatar sẽ sản xuất được 110 triệu tấn LNG vào năm 2027.

Qatar và Iran đồng sở hữu mỏ khí đốt ngoài khơi

Mỏ khí đốt ngoài khơi lớn nhất thế giới có tên North Field (hay còn gọi là North Dome) nằm trong Vịnh Ba Tư – một vùng biển nông giữa Qatar và Iran. Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1971, với diện tích bao hàm biên giới biển hai nước, Qatar và Iran đồng sở hữu mỏ khí này. Diện tích tổng cộng đạt hơn 9.700 km2.

Phần mỏ khí thuộc Qatar được đặt tên là North Dome, hay còn gọi là North Field, và có diện tích hơn 6.000 km2. Chính phủ Qatar bắt đầu khai thác tiềm năng của mỏ vào năm 1996. Còn phần mỏ của Iran mang tên South Pars, được phát hiện vào năm 1990, với diện tích 3.700 km2.

Qatar và Iran sở hữu lần lượt 14% và 15% trữ lượng khí đốt của thế giới. Như vậy, hai nước này có trữ lượng lớn nhất chỉ sau Nga (25%). Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Qatar là nhà xuất khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) hàng đầu từ năm 2006. Như vậy, North Field cung cấp phần lớn sản lượng khí đốt quốc gia, chiếm 60% doanh thu xuất khẩu trong năm 2017.

Năm 2005, Qatar đã ra lệnh cấm khai thác mỏ khí đốt, để hai nước có thời gian nghiên cứu tác động đối với vỉa chứa trong trường hợp sản lượng tăng đột biến. Lệnh cấm kéo dài 12 năm và được gỡ bỏ vào tháng 4/2017. Vào thời điểm đó, Úc, Mỹ và Nga đang tăng cường sản xuất LNG. Do vậy, Qatar cũng muốn phục hồi hoạt động sản xuất để duy trì lợi thế cạnh tranh.

Kế hoạch mở rộng có 2 giai đoạn: Dự án tên North Field East (NFE) nhằm phát triển phần phía Đông của mỏ khí, và dự án North Field South (NFS) để phát triển phần phía Nam. Qatar Energy đã chính thức khởi động dự án mở rộng NFE từ năm 2018. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã dời thời điểm bắt đầu kế hoạch sang năm 2022.

Theo Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad Sherida Al-Kaabi, NFE sẽ giúp Qatar tăng xuất khẩu khí đốt từ 77 triệu tấn/năm lên 110 triệu tấn/năm. Cụ thể hơn, Qatar sẽ cho xây dựng 4 dây chuyền sản xuất LNG, mỗi dây chuyền có mức đầu tư từ 7 đến 8 tỷ USD. Cứ mỗi 6 tháng, một dây chuyền sẽ đi vào vận hành. Như vậy, giai đoạn đầu tiên của dự án mở rộng mỏ khí đốt này sẽ tiêu tốn 28,75 tỷ USD.

Năm đối tác phương Tây tham gia NFE

Việc mở rộng North Dome sẽ là kết quả hợp tác giữa nhiều công ty. Sau hơn 2 tháng kêu gọi đấu thầu, Qatar Energy đã chọn ra năm tập đoàn năng lượng làm đối tác. Các công ty nước ngoài này sẽ tham gia vào dự án bằng hình thức liên doanh.

Có điểm đáng chú ý là tất cả các công ty được chọn làm đối tác đều là của châu Âu hoặc Mỹ. Không có đối tác châu Á nào có tên trong dự án. Tuy vậy, Qatar vẫn duy trì quan hệ tốt với các đối tác phía Đông, đặc biệt là các công ty Trung Quốc và Hàn Quốc.

Chia sẻ bài viết

Bài viết nổi bật

Không thể sao chép